Tìm kiếm

KẾ HOẠCH

Thực hiện công tác đánh giá, phân loại viên chức và xét thi đua-khen thưởng năm học 2017-2018

Các biểu mẫu kèm theo bao gồm:

Mãu 1, 2 - Đánh giá phân loại viên chức
Mẫu 1, 2 - Báo cáo thành tích
Kế hoạch số 906 (PDF)
Kế hoạch số 906 (DOC) 

Mẫu 1 - Danh sách đề nghị danh hiệu thi đua năm học 2017-2018
Mẫu 2 - Danh sách đề nghị khen thưởng năm học 2017-2018


Căn cứ:

- Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Luật Viên chức;

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

- Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

   - Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

- Thông tư 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

   - Thông tư số 35/2015/TT-BGDĐT, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục;

      Ban Giám hiệu yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch công tác đánh giá, phân loại viên chức và xét thi đua - khen thưởng năm học 2017-2018 trong điều kiện cụ thể của Trường như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

- Tất cả viên chức, người lao động (kể cả người đang đi công tác, học tập dài hạn trong và ngoài nước; đối tượng nữ nghỉ thai sản theo chế độ quy định của nhà nước) đang làm việc tại Trường theo hình thức hợp đồng dài hạn do Trường và đơn vị trả lương (trường hợp mới tuyển dụng thì phải có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên), dưới đây gọi chung là viên chức (VC) đều thuộc đối tượng đánh giá, phân loại và xét thi đua- khen thưởng.

- VC có thời gian nghỉ ốm dài ngày (quá thời gian nghỉ theo quy định của BHXH) hoặc nghỉ làm việc không hưởng lương trên 6 tháng (trong mốc thời gian xem xét) thì không đánh giá, phân loại, không xét thi đua – khen thưởng.

- Những VC nghỉ việc từ 40 ngày làm việc đến dưới 6 tháng hoặc không đăng ký thi đua, không viết phiếu đánh giá và phân loại, hoặc bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì vẫn tiến hành đánh giá, phân loại nhưng không xét thi đua – khen thưởng.

- Đối với VC thuyên chuyển công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại và  xét thi đua – khen thưởng. Trường hợp công tác tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên thì đơn vị mới cần lấy ý kiến nhận xét của đơn vị cũ (trực tiếp vào Phiếu đánh giá, phân loại viên chức).

- VC quản lý được đánh giá dựa trên chức vụ tại thời điểm đánh giá (kể cả người mới được bổ nhiệm); nếu có kiêm nhiệm giữ chức vụ tại đơn vị khác thì được đánh giá, phân loại trên cơ sở chức vụ tại đơn vị công tác chính.

- Mốc thời gian để xem xét đánh giá, phân loại VC  và xét thi đua-khen thưởng năm học 2017-2018 là từ 01/6/2017  đến 31/5/2018.

II. ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC

            2.1. Nguyên tắc đánh giá VC:

  1. a) Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ; cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của VC.
  2. b) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
  3. c) Việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
  4. d) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  5. e) Trường hợp công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

2.2. Nội dung đánh giá VC:

  1. a) Viên chức được xem xét theo các nội dung sau:

- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của VC;

- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của VC.

  1. b) Riêng đối với viên chức quản lý ngoài những nội dung nêu trên còn xem xét thêm các nội dung sau:

- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

2.3. Thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức:

- Đối với VC không giữ chức vụ quản lý: do thủ trưởng đơn vị đánh giá trên cơ sở đề xuất của lãnh đạo trực tiếp quản lý viên chức.

- Đối với VC giữ chức vụ quản  lý:

+ Phó bộ môn và tương đương: do thủ trưởng đơn vị đánh giá, phân loại trên cơ sở đề xuất của trưởng bộ môn và tương đương.

+ Trưởng bộ môn và tương đương: do thủ trưởng đơn vị đánh giá, phân loại.

+ Phó trưởng đơn vị trực thuộc trường: do thủ Hiệu trưởng đánh giá, phân loại trên cơ sở đề xuất của trưởng đơn vị.

+ Thủ trưởng đơn vị trực thuộc trường: do Hiệu trưởng quyết định đánh giá, phân loại.

* Ghi chú:  

- Theo quy định hiện hành, Hiệu trưởng có thẩm quyền đánh giá, phân loại đối với tất cả viên chức có chức vụ quản lý do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm, tuy nhiên, để thuận lợi trong công tác và việc đánh giá chính xác hơn, Hiệu trưởng ủy quyền cho Trưởng đơn vị đánh giá, phân loại đối với viên chức giữ chức vụ trưởng, phó bộ môn và tương đương thuộc đơn  vị mình.

2.4. Quy trình đánh giá, phân loại viên chức:

Việc đánh giá VC được thực hiện qua 7 bước như sau:

            Bước 1: VC viết tay hoặc đánh máy Phiếu đánh giá VC theo Mẫu (VC không giữ chức vụ quản lý thực hiện Mẫu 1, VC giữ chức vụ quản lý thực hiện Mẫu 2).

* Mẫu Phiếu đánh giá VC truy cập tại trang web của Phòng Tổ chức Cán bộ.

Bước 2: Tổ chức họp đơn vị để mỗi VC trình bày báo cáo tự đánh giá và các thành viên tham dự họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản cuộc họp. Cuộc họp đơn vị được tổ chức như sau:

                  * Tại các đơn vị có bộ môn

                  - Đối với trưởng, phó bộ môn và VC không giữ chức vụ quản lý: họp theo từng bộ môn.

                  - Đối với trưởng, phó đơn vị: họp đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và trưởng các bộ môn.

                  * Tại các đơn vị không có bộ môn: họp toàn thể đơn vị hoặc họp theo tổ chuyên môn (nếu có) tùy theo quyết định của thủ trưởng đơn vị.

                   Lưu ý:

                  + Đối với VC giữ chức vụ quản lý cần xin ý kiến nhận xét bằng văn bản của cấp ủy đảng trực tiếp lãnh đạo đơn vị (ví dụ: Chi ủy Bộ môn cho ý kiến nhận xét đối với Trưởng, Phó bộ môn; Đảng ủy Khoa cho ý kiến nhận xét đối với Trưởng, Phó khoa).

                  + Đối với viên chức không thực hiện phiếu đánh giá và phân loại, không có mặt để trình bày báo cáo tự đánh giá đơn vị vẫn tiến hành đóng góp ý kiến, ghi vào biên bản cuộc họp để làm căn cứ đánh giá ở các bước tiếp theo.

Bước 3: Trưởng bộ môn (tổ trưởng tổ chuyên môn) tham khảo các ý kiến được ghi tại biên bản cuộc họp ở bước 2 đề xuất ý kiến  đánh giá, phân loại đối với viên chức do mình quản lý (ghi nhận xét và ký tên vào mục III, Phiếu đánh giá và phân loại viên chức theo Mẫu).

Bước 4: Thủ trưởng đơn vị tham khảo các ý kiến được ghi tại biên bản cuộc họp (ở bước 2), ý kiến đề xuất của trưởng bộ môn (bước 3) để quyết định đánh giá, phân loại đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đồng thời, tham khảo thêm ý kiến xin ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng để quyết định đánh giá, phân loại viên chức giữ chức vụ trưởng, phó bộ môn; tham khảo ý kiến của cấp ủy đảng đối viên chức giữ chức vụ phó đơn vị thuộc đơn vị mình để ghi  nhận xét (ưu điểm, nhược điểm) vào phiếu đánh giá gửi Hiệu trưởng xem xét, quyết định đánh giá, phân loại.

Bước 5: Thủ trưởng đơn vị thông báo quyết định đánh giá, phân loại đến VC thuộc đơn vị (trừ phó đơn vị). Hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá, phân loại viên chức tại đơn vị gửi về Phòng Tổ chức- Cán bộ  hạn cuối là ngày 8/6/2018; hồ sơ gồm:

      - Phiếu đánh giá và phân loại của từng cá nhân viên chức;

      - Biên bản họp đánh giá;

      - File danh sách phân loại (gửi qua email đến địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)

      - Ý kiến nhận xét của cấp ủy đối với viên chức là trưởng, phó đơn vị.

Bước 6:  Hiệu trưởng tham khảo các ý kiến được ghi tại biên bản cuộc họp của đơn vị, ý kiến nhận xét của cấp ủy đảng đối với trưởng, phó đơn vị và nhận xét của trưởng đơn vị đối với phó đơn vị để quyết định đánh giá, phân loại đối với viên chức giữ chức vụ trưởng, phó đơn vị trực thuộc trường.

Bước 7:  Hiệu trưởng thông báo quyết định đánh giá, phân loại đối với trưởng, phó đơn vị thuộc Trường chậm nhất là ngày 15/6/2018.

III. XÉT THI ĐUA-KHEN THƯỞNG

3.1. THI ĐUA

3.1.1. Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua đối với cá nhân

  1. a) Danh hiệu Lao động tiên tiến

a1) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

a2) Chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; tích cực tham gia các phong trào thi đua;

a3) Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

a4) Có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.

  1. b) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (CSTĐCS):

b1) Là  “Lao động tiên tiến”;

b2) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài NCKH đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị phân công.

* Một số thành tích được tính là sáng kiến áp dụng khi xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo  công nhận như sau:

- Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền.

- Trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh viên đạt một trong các giải nhất, nhì, ba hoặc Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế.

- Tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu.

- Đạt giải nhất, nhì, ba trong các hội thi do cấp tỉnh, Bộ tổ chức.

-  Là tác giả chính bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

- Tham gia soạn thảo đề án, dự án, quy chế của đơn vị đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền.

 

* Tỷ lệ CSTĐCS không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của đơn vị.

  1. c) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ

c1) 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;

c2) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc.

 * Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học làm căn cứ xét tặng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ được Bộ GD&ĐT công nhận như đã nêu trên.  

  1. d) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc (CSTĐTQ)

d1) Danh hiệu CSTĐTQ được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d2) Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu CSTĐTQ phải được áp dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

3.1.2. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể (đơn vị trực thuộc Trường)

  1. a) Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến

Được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a1) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;

a2) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;

a3) Có trên 50% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

a4) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  1. b) Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc

Được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

b1) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước;

b2) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

b3) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70%  cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

b4) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

b5) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

  1. c) Cờ thi đua cấp Bộ:

Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT được xét tặng cho tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong số các tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc với các tiêu chuẩn sau:

 c1) Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu, xuất sắc của bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

c2) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương học tập;

c3) Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

* Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất để tặng Cờ thi đua cấp Bộ phải thông qua bình xét, đánh giá, so sánh theo các khối, cụm thi đua do Bộ tổ chức.

3.2. KHEN THƯỞNG

3.2.1. Bằng khen Bộ trưởng

+ Đối với cá nhân: đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

   - Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ phát động hàng năm;

   - Lập được nhiều thành tích, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lãnh vực thuộc Bộ;

   - Có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.

+ Đối với tập thể: là tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    - Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ phát động hàng năm;

   - Lập được nhiều thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lãnh vực thuộc Bộ;

   - Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật.

3.2.2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

+ Đối với cá nhân: gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương hoặc các Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động khi sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;

- Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

- Đã được Bằng khen của Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.

+ Đối với tập thể: gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương hoặc các Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động khi sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;

- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đã được tặng bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc 02 lần được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3.2.3. Huân chương Lao động hạng ba

+ Cá nhân: tặng cho cá nhân liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, và 05 năm tiếp theo trở lên  liên tục lập thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận;

- Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, học tập, công tác có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất được giải thưởng cao ở khu vực hoặc thế giới;

- Có phát minh, sáng chế được ứng dụng, mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực được Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận;

- Có công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu trong lĩnh vực được Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận.

+ Tập thể: tặng cho tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Lập được thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực được Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận;

- Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 2 lần được tặng Cờ Thi đua của cấp Bộ,ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc có 1 lần được tặng Cờ Thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương và 02 lần được tặng Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

3.2.4. Huân chương Lao động hạng nhì

+ Cá nhân: tặng cho cá nhân liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

    - Đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận;

    - Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, học tập, công tác có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được Bộ, ban ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất được giải thưởng cao ở khu vực hoặc thế giới;

    - Có phát minh, sáng chế, được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận;

-  Có công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận.

+ Tập thể: tặng cho tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

- Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương công nhận;

- Đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba, và 05 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 1 lần được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ và 1 lần được tặng Cờ Thi đua của cấp Bộ,ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ Thi đua của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

3.3. NGUYÊN TẮC BÌNH XÉT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG:

Công tác xét thi đua, khen thưởng đảm bảo các quy định sau:

- Hình thức, mức hạng khen thưởng phải phù hợp với thành tích đạt được. Quan tâm khen thưởng cá nhân, tập thể từ yếu kém, phấn đấu trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; người dân tộc thiểu số và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, học tập, công tác. Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau.

­- Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

- Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được; Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng hình thức đó. Không đề nghị tặng 02 loại Huân chương hoặc tặng Huân chương và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cùng một thành tích.

- Trong 01 năm không đề nghị cấp trên xét, tặng 02 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn).

- Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tập thể, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ

 - Các cuộc họp xét danh hiệu thi đua, khen thưởng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoặc thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị tham dự.

- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, ‘Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, Bằng khen Bộ trưởng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các hạng phải đạt từ 70% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số người tham gia họp hoặc được xin ý kiến.

- Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước phải được các thành viên của Hội đồng bỏ phiếu kín và đạt từ 90% số phiếu đồng ý trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng cấp đó (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).

3.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.4.1. Cấp đơn vị:

* Từ ngày 02/7/2018 đến ngày 15/7/2018: 

- Thủ trưởng đơn vị phổ biến đến toàn thể các VC thuộc đơn vị mình quản lý các văn bản có liên quan.

- Tổ chức xét thi đua - khen thưởng ở đơn vị:

+ Thủ trưởng đơn vị thành lập Hội đồng TĐ-KT của đơn vị mình với thành phần như sau: Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng, Bí thư cấp ủy đơn vị và Chủ tịch Công đoàn đơn vị là Phó Chủ tịch Hội đồng, các ủy viên của Hội đồng là các Phó thủ trưởng đơn vị; Bí thư Đoàn TNCS.HCM, Chi hội trưởng (hoặc Phân hội trưởng) Cựu chiến binh đơn vị; Các trưởng bộ môn và các tổ trưởng chuyên môn, chuyên ngành trực thuộc đơn vị.

+ Tổ chức họp xem xét, đánh giá, giới thiệu và bỏ phiếu tín nhiệm danh hiệu thi đua năm học: Đơn vị không có bộ môn (tổ chuyên môn) họp toàn thể VC trong đơn vị, đơn vị có bộ môn (tổ chuyên môn) họp theo từng bộ môn (hoặc tổ chuyên môn). Trưởng đơn vị hoặc trưởng bộ môn chủ trì cuộc họp để lấy phiếu tín nhiệm; trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm, trưởng đơn vị hoặc trưởng bộ môn kết hợp với đại diện lãnh đạo của chi bộ Đảng hoặc tổ Đảng, các đoàn thể quần chúng trong bộ môn, xem xét, đánh giá và giới thiệu cho Hội đồng TĐ-KT đơn vị danh sách tập thể, cá nhân đề nghị xét công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng.

+ Hội đồng TĐ-KT đơn vị trên cơ sở đề nghị của trưởng bộ môn, thủ trưởng đơn vị xem xét thông qua các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác của cá nhân; Bình bầu và đề nghị Trường xét công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng nêu trên.

- Nộp hồ sơ đề nghị xét thi đua, khen thưởng cho Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trường (thông qua Phòng Tổ chức Cán bộ), gồm:

 + Biên bản họp Hội đồng thi đua-khen thưởng của đơn vị.

+ Báo cáo Tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị (không quá 02 trang A4)

+ Danh sách đề nghị các danh hiệu thi đua năm học 2017-2018 (theo mẫu 1)

+ Danh sách đề nghị khen thưởng năm học 2017-2018 (ghi tóm tắt trích ngang thành tích, theo mẫu 2)

+ Đồng thời gởi e-mail các danh sách đề nghị TĐ-KT (mẫu 1, mẫu 2 và báo cáo Tóm tắt thành tích nổi bật của đơn vị) đến địa chỉ ptccbThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  

* Lưu ý:

- Danh sách các cá nhân được đề nghị của đơn vị gởi lên trường phải xếp theo thứ tự ưu tiên của đơn vị từ trên xuống.

 - Hạn cuối  các đơn vị gởi hồ sơ và e-mail là ngày 15/7/2018     

  - Hội đồng TĐ-KT Trường sẽ không tiếp nhận hồ sơ và không xem xét thi đua đối với các đơn vị nộp trễ hạn hoặc không đầy đủ, không đúng quy định.

3.4.2. Cấp Trường:

* Từ 16/7/2018 đến 10/8/2018:

- Phòng Tổ chức Cán bộ (Ban Thư ký) tổng hợp hồ sơ đề nghị của các đơn vị trình Hội đồng TĐ-KT Trường.

- Hội đồng TĐ-KT Trường, trên cơ sở đề nghị của các đơn vị xem xét và đề nghị

- Họp Hội đồng TĐ-KT Trường (lần I) xét duyệt các danh hiệu thi đua năm học.

- Hiệu trưởng xem xét, quyết định công nhận danh hiệu Lao động Tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Tập thể Lao động Tiên tiến và đề nghị Hội đồng TĐ-KT Bộ xem xét, quyết định đối với danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.

* Ghi chú: từ ngày 16/7/2018 đến ngày 29/7/2018 nghỉ hè toàn Trường

* Từ 13/8/2018 đến ngày 25/8/2018:

- Họp Hội đồng TĐ-KT Trường (lần II) xét duyệt, đề nghị các danh hiệu thi đua và khen thưởng từ Bằng khen của Bộ trưởng và Cờ Thi đua trở lên.

- Thông báo kết quả xét duyệt; các đơn vị và cá nhân nộp báo cáo thành tích cho Trường.

- Hoàn chỉnh hồ sơ khen thưởng cấp Bộ và nộp hồ sơ về Hội đồng TĐ-KT Bộ.

* Từ 17/9/2018 đến ngày 05/10/2018:

- Họp Hội đồng TĐ-KT Trường (lần III) để bình xét khen cao.

- Thông báo kết quả xét duyệt; các đơn vị và cá nhân nộp báo cáo thành tích cho Trường.

- Hoàn chỉnh hồ sơ khen cao và nộp hồ sơ về Hội đồng TĐ-KT Bộ.

 

Ban Giám hiệu yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng thời gian nêu trên để công tác của Trường được tiến hành đúng kế hoạch và thời gian quy định của Bộ .

 

Nơi nhận:

- Các đơn vị trong trường;                                    

- Lưu VT, TCCB.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Hà Thanh Toàn

Bài viết mới

Liên kết

Số lượt truy cập

1824741
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Tất cả
831
6420
22756
1824741

_____ 

   PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ   

_____ 

0292 3832 664 | 0292 3872 104 | ptccb@ctu.edu.vn

Lầu 2, Nhà Điều hành - Khu II Trường Đại học Cần Thơ